Hệ thống Quản trị rủi ro (RMS)

Quản trị rủi ro hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình kiểm soát và hạn chế thiệt hại khi các rủi ro xảy ra, thông qua việc phát hiện và thực thi những giải pháp ứng phó đã được chuẩn bị từ trước. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và các nhà phát triển đang triển khai hiệu quả Hệ thống Quản trị rủi ro – công cụ giúp doanh nghiệp xác định, đánh giá và phân tích các mối nguy nhằm kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục. 

Giới thiệu Hệ thống Quản trị rủi ro

Hệ thống Quản trị rủi ro là giải pháp hỗ trợ Doanh nghiệp trong quá trình nhận diện, đánh giá và kiểm soát các mối nguy nhằm đưa ra những biện pháp phù hợp để giảm thiểu tổn thất khi có rủi ro xảy ra. Giải pháp hỗ trợ người dùng trong việc lập hồ sơ và thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện hành động xử lý, đồng thời cung cấp các thống kê dưới dạng báo cáo và biểu đồ trực quan thể hiện số lượng cùng mức độ rủi ro theo từng thời kỳ.

he-thong-quan-tri-rui-ro
Hệ thống Quản trị rủi ro

Lợi ích của Hệ thống Quản trị rủi ro đối với Doanh nghiệp

  • Đánh giá rủi ro: Xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động và tổ chức kinh doanh.
  • Kiểm soát rủi ro: Tạo ra các biện pháp kiểm soát hiệu quả để giảm thiểu tác động của rủi ro đối với Doanh nghiệp.
  • Phòng tránh tổn thất (Tài chính, con người, môi trường, pháp lý, danh tiếng): Bằng cách xác định và kiểm soát rủi ro sẽ phòng tránh được những tổn thất và thiệt hại đáng kể cho Doanh nghiệp.
  • Tuân thủ quy định chặt chẽ: Giúp Doanh nghiệp kiểm soát các mối nguy ảnh hưởng đến pháp lý, con người và môi trường hoạt động, tuân theo các quy định của pháp luật và chuẩn mực ngành nghề.
tinh-nang-he-thong-quan-tri-rui-ro
Tổng quan chức năng Hệ thống Quản trị rủi ro

Các tính năng chính của Hệ thống Quản trị rủi ro

  • Quản lý hồ sơ rủi ro
    • Lập hồ sơ rủi ro, bao gồm các thông tin – nguyên nhân – giải pháp ứng phó – KRIs.
    • Phê duyệt hồ sơ rủi ro (ký duyệt bằng chữ ký số).
    • Cập nhật hồ sơ rủi ro (lưu trữ lịch sử phiên bản).
    • Xử lý các hành động ứng phó rủi ro.
    • Đóng hồ sơ rủi ro.
    • Lưu trữ, tra cứu, tìm kiếm hồ sơ rủi ro.
ho-so-quan-tri-rui-ro
Quản lý hồ sơ rủi ro trên hệ thống
  • Theo dõi và dự báo mối nguy
    • Ghi nhận các kết quả đo lường rủi ro theo định kỳ.
    • Thống kê tổng quan diễn biến rủi ro theo từng hồ sơ rủi ro.
    • Ghi nhận thông tin các sự cố và giá trị tổn thất của từng hồ sơ rủi ro.
    • Cảnh báo vượt ngưỡng KRI (qua email, ứng dụng).
  • Lập báo cáo định kỳ
    • Lập báo cáo rủi ro của từng Đơn vị theo tháng/ quý/ năm (tự động lấy dữ liệu ra báo cáo).
    • Lập báo cáo rủi ro của toàn Công ty theo tháng/ quý/ năm (tự động lấy dữ liệu ra báo cáo).
    • Phê duyệt báo cáo (ký duyệt bằng chữ ký số).
  • Các báo cáo quản trị
    • Danh sách hồ sơ rủi ro: Tổng hợp hồ sơ rủi ro dưới dạng danh sách báo cáo excel theo ngày/ tháng/ quý/ năm.
    • Bản đồ nhiệt rủi ro: Được thiết kế dưới dạng trực quan, phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau (ESG, mức độ ảnh hưởng, nhóm nguyên nhân, sự cố…).
    • Theo Mức độ rủi ro: Biểu đồ các hồ sơ rủi ro theo mức độ từ thấp đến cao.
    • Theo Loại rủi ro: Xuất biểu đồ thống kê hồ sơ rủi ro theo từng loại rủi ro: Chiến lược – Hoạt động – Tài chính – Tuân thủ.
    • Rủi ro theo đơn vị: Phân tích và xuất biểu đồ rủi ro cho từng đơn vị.
    • Cảnh báo KRI vượt ngưỡng: Thống kê danh sách các rủi ro đang ở mức báo động để kịp thời đưa ra biện pháp ứng phó phù hợp.
    • Biến động mức độ rủi ro: Liệt kê biến động của rủi ro qua từng tháng.
ban-do-nhiet-ho-so-rui-ro
Bản đồ nhiệt hồ sơ rủi ro

Liên hệ với chúng tôi

Lập hồ sơ rủi ro và thực hiện tốt việc kiểm soát rủi ro đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và vận hành hoạt động của Doanh nghiệp.

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng Hệ thống Quản trị rủi ro, vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận sự hỗ trợ tư vấn giải pháp miễn phí thông qua: